Kỹ năng cân bằng trong việc học và việc làm thêm

Kỹ năng cân bằng trong việc học và việc làm thêm - Vừa học vừa làm là cụm từ khá quen thuộc với chúng ta. Với các bạn sinh viên thì việc đi là không chỉ là vấn đề kiếm thêm thu nhập mà nó còn đem lại nhiều kinh nghiêm cũng như khả năng quan hệ xã hội. 

Nhưng nếu bạn chú trọng đến công việc mà không có đủ thời gian cho việc học tập bạn sẽ nhanh chóng bị bỏ lại con đường sự nghiệp mình đã chọn.

Hôm nay kaynang8x.blogspot.com xin chia sẽ một số kinh nghiệm để  bạn có thể cân bằng trong việc học tập với việc làm thêm của bạn.

1. Hãy để canh phòng của bạn ngăn nắp

Thử tưởng tượng đi làm về mệt, nhìn nhà cửa bề bộn như thế thì trong đầu bạn chắc chắn sẽ chẳng hứng thú gì khi phải lôi sách vở ra học.

2. Biết quản lý thời gian

 Tự mình lên kế hoạch hàng ngày hoặc hàng tuần và hãy chắc chắn rằng bạn dành thời gian nhất định cho việc học. Lựa chọn thời gian phù hợp cho việc học nhất và lên lịch. Thời gian còn lại có thể phân đều cho gia đình, bạn bè, hoạt động xã hội … Luôn nhớ rằng viêc học đối với bạn vẫn là quan trọng nhất. Tùy vào số lượng công việc và số giờ ngủ cần thiết mà các buổi sáng thứ Bảy và Chủ nhật có thể là sự lựa chọn tốt cho phép bạn có thờI gian rãnh rỗi dành cho gia đình, đi lễ nhà thờ, các hoạt động thể thao, và các chương trình vui chơi khác.



3. Vui chơi đúng cách

 Làm việc, làm việc và làm việc sẽ góp phần làm con người bạn trở nên nhàm chán, tẻ nhạt. Vui chơi sẽ làm sảng khoái tinh thần và cho ta cảm giác yêu đời hơn. Hãy đi ra ngoài và tự thỏa mãn những sở thích của mình như coi ca nhạc, xem phim, dành cả một buổi chiều nghịch chơi với trẻ nhỏ như xếp hình, lắp ráp đồ chơi trên sàn. Đây là những giây phút đáng quý hơn bao giờ hết vì trong khi bạn đùa giỡn, đầu óc bạn sẽ được nghỉ ngơi. Một nguồn năng lượng mới được tái tạo sẽ giúp bạn cảm thấy hăng say hơn cho công việc sắp tới.

4. Tạo động lực

Sử dụng email để chia sẽ ý kiến và thảo luận nhóm về cách giải quyết, đáp án đốI với các bài tập được giao. Vừa học vừa làm, bạn sẽ dễ dàng đánh mất động lực học nếu không có sự liên hệ thường xuyên vớI các sinh viên khác, vì thế hãy sử dụng tốt khoảng thời gian gặp bạn bè để trao đổi. Cố gắng theo kịp bài học trước hay sau khi môn học kết thúc, tuy đôi khi bạn đến lớp chỉ để điểm danh.

5. Tạo dựng mục tiêu để phấn đấu 

Đây là thói quen tự động viên rất hiệu quả. Mục tiêu cao cả là thực hiện đúng thời gian biểu vừa học vừa làm!

6. Tận hưởng lợi ích của việc làm thêm và học đem lại

 Các sinh viên chỉ có học sẽ cảm thấy ganh tỵ với bạn vì họ đã không tận dụng được một cơ hội quan trọng để thúc đẩy bản thân, đó là kinh nghiệm làm việc. “Đã từng làm việc” sẽ làm tăng thêm giá trị cho tấm bằng của bạn, bằng cách cung cấp cái nhìn tổng quan về cuộc sống thực tế và những tình huống mà có thể giúp bạn hiểu rõ các bài học trên trường tốt hơn.

Ngay cả khi việc làm và chuyên ngành bạn học hoàn toàn không liên quan gì đến nhau thì bạn cũng học được rất nhiều kỹ năng cần thiết cho công việc sau này như: kỹ năng sắp xếp công việc, kỹ năng cân bằng công việc, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp và giải quyết vấn đề… Tất cả các kỹ năng thì vô giá khi đem so sánh với những sinh viên học toàn thời gian nhưng lại chẳng có chút kinh nghiệm nào.

7. Học ở một nơi yên tỉnh

 tách bạch hoàn toàn khỏi những sự xao nhãng từ cuộc sống gia đình, như là xem ti vi, những cú điện thoạI hoặc từ các nhân viên đồng nghiệp. Hãy luôn cất giữ cuốn tập, các mẫu giấy ghi chú, máy vi tính, … chỉ ở một nơi để bạn có thể dễ dàng nhìn thấy vào và lục tìm khi cần thiết. Làm như thế sẽ làm giảm bớt sự lo lắng khi mà sau một ngày dài làm việc ở văn phòng, cửa hàng hoặc xí nghiệp là khoảng thờI gian mà bạn thực sự cảm thấy mệt mỏi.

Bí quyết

Hãy “tranh thủ” sự thông cảm của gia đình và bạn bè. Nếu chỉ tập trung cho công việc, việc học mà “lơ là” người thân, gia đình thì bạn đang dần biến mình thành “Robinson trên đảo hoang đấy”.

Nếu bạn phải cúp tiết học vì công việc, hãy tham gia các lớp học khác để học bù. Nếu có thể, hãy cho Giảng viên của bạn biết được hoàn cảnh và những nỗ lực ko bỏ lỡ bài vỡ của bạn. Đừng cho rằng giảng viên nào cũng hiểu vấn đề của bạn trong thời gian thi – điều này phải rõ ràng, cụ thể trước khi bắt đầu học kỳ.

Đừng để công việc của bạn trượt dốc. Nếu như bạn nhận thấy rằng việc học làm bạn tốn nhiều công sức và rằng nó làm ảnh hưởng đến công việc của bạn, bạn cần phải điều chỉnh thời gian biểu. Nếu đã xác định vừa học vừa làm, thì hãy cố gắng hòan thiện cả hai.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment